728 X 90 Ad slot
Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014
Ước mơ bình dị của trẻ qua ảnh tự chụp
Mong muốn có mũ nón đi học, có giường riêng để không lây chấy… là
thông điệp từ ảnh của học sinh dân tộc được trưng bày tại Bảo tàng dân
tộc học (Hà Nội) nhân 1/6.
Chiều 30/5, triển lãm “Tớ kể bạn nghe” gồm 120 tác phẩm của 49 em nhỏ
người H’mông (Lào Cai), M’nông (Đăk Nông), Chăm và Raglai (Ninh Thuận)
được trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội). Những bức
ảnh được phân thành 11 chủ điểm, kể về những điều xảy ra trong cuộc
sống hàng ngày, lúc học tập, lao động, vui chơi, chụp về người thân,
hàng xóm, về văn hóa dân tộc mình…. Ảnh này của em Ađớ Thị tuyết, dân
tộc Railai, Ninh Thuận, chụp các bạn dậy sớm đến trường. Đường xa, trời
mưa rất trơn, trời nắng gay gắt nhưng một số không có điều kiện mua nón
mũ.
Từ tháng 10/2013, các bộ dự án “Photovoices” của Viện Kinh tế, Xã hội và
Môi trường (iSEE) và Tổ chức Oxfam đã trang bị máy ảnh cho học sinh dân
tộc ở ba tỉnh Lào Cai, Đăk Nông và Ninh Thuận. Các em được hướng dẫn kỹ
năng chụp ảnh và sau đó được tự do sáng tạo. Ảnh này của em Pinăng Thị
Hậu ở Ninh Thuận chụp các bạn đang làm bánh tét ở trường vào dịp tất
niên. Những giờ thực hành rất hiếm hoi với học sinh ở vùng khó khăn và
các em mong có nhiều giờ ngoại khóa hơn nữa.
Dự án “Photovoices” nhằm thúc đẩy trẻ em dân tộc miền núi cất tiếng nói
của mình. Sau dự án, các em tự tin rất tự tin, năng động, có kỹ năng đứng trước đám đông
kể câu chuyện của mình. Ảnh này do em Kim Trang, ở huyện Thuận Bắc,
Ninh Thuận chụp học sinh tiểu học đang ăn cơm trưa. Trang cảm thấy vui
vì trong năm 2013, nhà trường đã áp dụng phương pháp giáo dục mới, cùng
nhiều chính sách giúp đỡ học sinh đến trường như xây bếp ăn, xây hòn non
bộ, thư viện xanh, tăng thêm lớp học…
Học sinh đang rửa cặp lồng sau giờ cơm trưa ở trường bán trú thuộc xã
Mản Thẩn, Si Ma Cai, Lào Cai. Những em học sinh này ở xa, nhà trường cho
ở bán trú, nuôi cơm ngày 3 bữa. Các em được nấu cho ăn, chỉ phải rửa
bát đũa, dọn dẹp vệ sinh. Qua bức ảnh, em Lừu Thị Lếnh muốn nói nhờ có
những bữa cơm này mà các em được yên tâm đến trường đi học.
Một học sinh bắt sâu cho vườn bắp cải được trồng ở trường học. Rau do
học sinh tự trồng rồi bán cho nhà bếp. Tiền thu được dành làm quỹ lớp.
Qua bức ảnh này em Vàng Thị Tố Uyên, ở huyện Si Ma Cai, mong nhà trường
tổ chức nhiều hoạt động bổ ích để học sinh được tham gia, vừa cải thiện
bữa ăn, có tiền cho các hoạt động của lớp, mà học sinh đỡ phải xin tiền
bố mẹ.
Sau giờ cơm trưa, học sinh ở Si Ma Cai xúc đất cho bằng phẳng, tránh
trường lớp, ký túc xá bị lầy lội mỗi khi trời mưa. Các em phân công nhau
người đào, người xúc, người đẩy xe. Ảnh của em Giàng Seo Páo.
Một nghệ nhân hướng dẫn học sinh trường Tiểu học Lê Văn Tám tập cồng
chiêng để biểu diễn trong kỳ thi của tỉnh Đăk Nông. Em H’Hoa, chủ nhân
của bức ảnh, chia sẻ đồng bào dân tộc M’Nông ở đây luôn ý thức bảo vệ
bản sắc dân tộc, bảo vệ danh hiệu di sản truyền khẩu và phi vật thể của
nhân loại tại Việt Nam.
Sau giờ học, ba học sinh chơi trên những quả đồi. Các em bắt chấy cho
nhau. Vì ở bán trú 2 người một giường, điều kiện vệ sinh kém nên các em
bị lây chấy. Qua bức ảnh, em Giàng Thị Chư, ở Mản Thẩn, Si Ma Cai mong
muốn mỗi người được ngủ một giường để khỏi lây chấy.
Học sinh đang đẽo con quay để chơi vào những lúc nghỉ học. Con quay cũng
có ý nghĩa với người H’Mông. Đây là trò chơi dành cho các bé trai và
tốn rất nhiều công sức mới chơi thông thạo được. “Nhiếp ảnh gia” nhí
Sùng Ánh Nguyệt, ở Lào Cai, đã ghi lại hình ảnh này.
Một học sinh giúp đỡ bố mẹ giặt quần áo hàng ngày. Thường thì các em
vùng cao tập lao động những công việc như nấu cơm, giặt quần áo, chăn
trâu bò phụ giúp gia đình từ khi mới 5-6 tuổi. Ảnh do em Vàng Thị Mào ở
Lào Cai chụp. Bà Lê Kim Dung, đại diện tổ chức Oxfam chia sẻ: “Trong
cuộc sống hằng ngày, người lớn thường quên hỏi ý kiến con trẻ,
mặc dù ai cũng thừa nhận rằng trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến, quyền được
lắng nghe và tham gia vào các vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình.
Triển lãm này là nơi chúng ta nhận thấy các em thực sự mong muốn và có
khả năng cùng với người lớn giải quyết nhiều vấn đề quan trọng”.
Hai em bé 6 tuổi và 10 tuổi giúp bố mẹ cho đất vào bịch để ươm giống cà
phê, bán cho bà con dân bản trong vùng. Cà phê là nguồn mang lại thu
nhập chính cho đồng bào ở quê hương của em H’Dary, người M’Nông, huyện
Krông Nô, Đăk Nông. Sau triển lãm tại Hà Nội, “Tớ kể bạn nghe” sẽ trưng
bày lưu động ở quê hương của học sinh này.
Phan Dương theo Sắc Màu Cuộc Sống
Nguyen Huu Hoang
SEO Marketing
Email: kenhonline@gmail.com
Cell: 0996 20 22 26
Website: www.giupban.net
Follow us to stay up to date with Giup Ban!
Pleased to serve you
Các giải pháp khác của Vsoft
Các giải pháp khác của Vsoft
If you loved this post
This post was written by: Franklin Manuel
Franklin Manuel is a professional blogger, web designer and front end web developer. Follow him on Twitter
Lưu trữ Blog
-
▼
2014
(74)
-
▼
tháng 6
(20)
- Bí quyết để bán hàng thành công là gì?
- Phần mềm Quản lý Tổng thể Kho
- Phần mềm quản lý Karaoke - Bida
- Giải pháp quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
- Phần mềm quản lý nhà sách
- Phần mềm quản lý thời trang VsoftBMS.Fashion
- Phần mềm Quản lý bán hàng thời trang
- Phần mềm Quản lý bán Gas phân phối Gas
- Phần mềm Quản lý Siêu thị
- Phần mềm Quản Lý Kinh doanh
- Tính Năng Phần Mềm Quản Lý Nhà Hàng
- Phần Mềm Quản Lý Nhà Hàng
- THỬ TẸT GA VỚI PHẦN MỀM CHUYÊN QUẢN LÝ BÁN LẺ & TỒ...
- Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
- Căng thẳng biển đông nhìn từ góc độ kinh tế
- MỜI BẠN DÙNG THỬ TẸT GA VỚI PHẦN MỀM CHUYÊN QUẢN L...
- Ước mơ bình dị của trẻ qua ảnh tự chụp
- Yêu cầu hệ thống Phần mềm Quản Lý Kinh doanh Vsoft...
- Tính Năng Phần mềm Quản Lý Kinh doanh Vsoft BMS.Trade
- Phần mềm Quản lý Siêu thị
-
▼
tháng 6
(20)
0 Responses to “Ước mơ bình dị của trẻ qua ảnh tự chụp”
Đăng nhận xét