728 X 90 Ad slot
Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014
Căng thẳng biển đông nhìn từ góc độ kinh tế
(06/06/2014)
Một tháng nay,
bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc đưa giàn khoan khủng cùng nhiều
tàu thuyền hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên
biển Đông.
Trước
những phản ứng vừa ôn hòa, kiềm chế, vừa mạnh mẽ, cương quyết của Việt
Nam nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình, trước tiếng nói của
nhiều nước khác nhau trong khu vực và trên thế giới phản đối hành động
ngang ngược của Trung Quốc, phía Trung Quốc không những không chịu thoái
lui, mà còn đưa thêm các phương tiện vũ trang đến gây thêm căng thẳng ở
vùng biển này, đồng thời ra sức xuyên tạc sự thật, vu cáo Việt Nam.
Cái
giá phải trả cho hành động này đối với Trung Quốc không hề nhỏ về mặt
kinh tế. Vậy động lực kinh tế gì đã xui khiến họ tự lột cái mặt nạ “trỗi
dậy hòa bình” mà hung hăng xâm lấn, vừa ăn cướp vừa la làng như thế?
Không gì khác, đó là tham vọng và lợi ích quá lớn ở biển Đông đối với
họ.
Với
vị trí địa lý của Trung Quốc, biển Đông là con đường duy nhất có thể
đưa họ ra đại dương, thể hiện và nâng cao vai trò của một cường quốc về
kinh tế. Biển Đông cũng chứa những nguồn tài nguyên lớn chưa được khai
thác bao nhiêu, đặc biệt là dầu khí - nguồn năng lượng mà Trung Quốc
đang khát nhất.
Trên
hết, biển Đông là con đường hàng hải đang chiếm tỉ trọng cao trong tổng
lượng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trên toàn cầu, và còn có
triển vọng tăng cao hơn nữa khi các hiệp định thương mại tự do như TPP,
RCEP, APEC FTA… hình thành.
Lẽ
ra, với tư cách là nền kinh tế có quy mô lớn bậc nhất thế giới, Trung
Quốc hoàn toàn có thể cùng tham gia sử dụng biển Đông với tất cả các
nước khác, đặc biệt các nước trong khu vực có chủ quyền ở biển Đông và
các nước khác đang khai thác quyền tự do hàng hải trên biển này, trên cơ
sở tôn trọng chủ quyền và lợi ích của các nước có biển và quyền tự do
hàng hải theo Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Nhưng
Trung Quốc lại muốn thè cái lưỡi bò của mình ra liếm hết vùng biển này,
kể cả những nơi thuộc chủ quyền của các nước láng giềng, để từ đó khống
chế con đường hàng hải quan trọng và độc chiếm các nguồn tài nguyên ở
biển Đông.
Với
lòng tham không đáy và sự kiêu căng “nước lớn,” Trung Quốc tự cho mình
quyền lấn át, cướp đoạt cả tài sản riêng của các nước có chủ quyền trên
các vùng của biển Đông, lẫn tài sản chung của mọi quốc gia là quyền tự
do hàng hải theo luật pháp quốc tế ở vùng biển này.
Mưu
đồ của Trung Quốc cắm giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam và tuyên bố đó là vùng biển của mình, rồi từ đó lấn
chiếm tiếp xuống phía nam thực sự là mối đe dọa không chỉ đối với Việt
Nam, mà cả đối với tất cả các nước khác nằm quanh biển Đông và các nước
đang sử dụng tuyến đường hàng hải qua vùng biển này, đặc biệt là các
nước châu Á - Thái Bình Dương. Lợi ích kinh tế của tất cả các nước này
đang bị xâm hại và đứng trước nguy cơ tổn thất nặng nề trong tương lai,
nếu mưu đồ đó được thực hiện.
Không
ai có thể hình dung được khi con đường hàng hải quan trọng này bị khống
chế bởi một đối thủ cạnh tranh vừa nhiều thủ đoạn khó chơi, vừa bất
chấp luật pháp quốc tế, thì mọi sự sẽ ra sao. Những cố gắng tự do hóa,
thuận lợi hóa thương mại, hướng tới phát triển công bằng, bình đẳng, bền
vững theo Mục tiêu thiên niên kỷ mà cả thế giới đang cùng phấn đấu thực
hiện sẽ đi đến đâu, nếu Trung Quốc - nền kinh tế lớn hàng đầu lại cố
tình làm ngược lại, biến tự do, thuận lợi của tất cả thành tự do, thuận
lợi của riêng mình? Và những ý tưởng, những lợi ích hợp tác kinh tế liên
khu vực của TPP, RCEP, APEC FTA liệu có thành hiện thực nếu không buộc
được một nước lớn trong khu vực như Trung Quốc ít nhất phải tuân thủ
luật pháp quốc tế? Trước mắt, nếu không chặn được ngay lập tức những
hành động ngang ngược của Trung Quốc đang diễn ra trên biển Đông, thì
hòa bình, ổn định không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực bị đe dọa
nghiêm trọng.
Môi
trường kinh doanh ở khu vực năng động này của thế giới sẽ bị xáo trộn,
các tuyến đường thông thương cả hàng hải lẫn hàng không qua khu vực này
có nguy cơ trắc trở. Những kỳ vọng về tăng trưởng thương mại, đầu tư của
khu vực và đóng góp của khu vực vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ khó
có thể đạt được.
Riêng
với Việt Nam, ngay trong lúc nguy nan này, người Việt lại tỉnh táo, quả
cảm, bình tĩnh và đồng tâm nhất trí hơn bao giờ hết, với quyết tâm một
mặt kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước, một mặt thúc đẩy công cuộc
cải cách, tái cơ cấu kinh tế của mình, kể cả “tái cơ cấu” quan hệ kinh
tế với Trung Quốc và các đối tác khác, để xây dựng một nền kinh tế tự
chủ, bền vững hơn, hội nhập tốt hơn vào các nền kinh tế khu vực và toàn
cầu. Tăng trưởng kinh tế năm nay có thể giảm sút, cuộc sống của 90 triệu
người Việt trước mắt có thể khó khăn hơn, song không gì có thể ngăn trở
Việt Nam vững bước và thành công trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và phát
triển của mình.
bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc đưa giàn khoan khủng cùng nhiều
tàu thuyền hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên
biển Đông.
Trước
những phản ứng vừa ôn hòa, kiềm chế, vừa mạnh mẽ, cương quyết của Việt
Nam nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình, trước tiếng nói của
nhiều nước khác nhau trong khu vực và trên thế giới phản đối hành động
ngang ngược của Trung Quốc, phía Trung Quốc không những không chịu thoái
lui, mà còn đưa thêm các phương tiện vũ trang đến gây thêm căng thẳng ở
vùng biển này, đồng thời ra sức xuyên tạc sự thật, vu cáo Việt Nam.
Cái
giá phải trả cho hành động này đối với Trung Quốc không hề nhỏ về mặt
kinh tế. Vậy động lực kinh tế gì đã xui khiến họ tự lột cái mặt nạ “trỗi
dậy hòa bình” mà hung hăng xâm lấn, vừa ăn cướp vừa la làng như thế?
Không gì khác, đó là tham vọng và lợi ích quá lớn ở biển Đông đối với
họ.
Với
vị trí địa lý của Trung Quốc, biển Đông là con đường duy nhất có thể
đưa họ ra đại dương, thể hiện và nâng cao vai trò của một cường quốc về
kinh tế. Biển Đông cũng chứa những nguồn tài nguyên lớn chưa được khai
thác bao nhiêu, đặc biệt là dầu khí - nguồn năng lượng mà Trung Quốc
đang khát nhất.
Trên
hết, biển Đông là con đường hàng hải đang chiếm tỉ trọng cao trong tổng
lượng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trên toàn cầu, và còn có
triển vọng tăng cao hơn nữa khi các hiệp định thương mại tự do như TPP,
RCEP, APEC FTA… hình thành.
Lẽ
ra, với tư cách là nền kinh tế có quy mô lớn bậc nhất thế giới, Trung
Quốc hoàn toàn có thể cùng tham gia sử dụng biển Đông với tất cả các
nước khác, đặc biệt các nước trong khu vực có chủ quyền ở biển Đông và
các nước khác đang khai thác quyền tự do hàng hải trên biển này, trên cơ
sở tôn trọng chủ quyền và lợi ích của các nước có biển và quyền tự do
hàng hải theo Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Nhưng
Trung Quốc lại muốn thè cái lưỡi bò của mình ra liếm hết vùng biển này,
kể cả những nơi thuộc chủ quyền của các nước láng giềng, để từ đó khống
chế con đường hàng hải quan trọng và độc chiếm các nguồn tài nguyên ở
biển Đông.
Với
lòng tham không đáy và sự kiêu căng “nước lớn,” Trung Quốc tự cho mình
quyền lấn át, cướp đoạt cả tài sản riêng của các nước có chủ quyền trên
các vùng của biển Đông, lẫn tài sản chung của mọi quốc gia là quyền tự
do hàng hải theo luật pháp quốc tế ở vùng biển này.
Mưu
đồ của Trung Quốc cắm giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam và tuyên bố đó là vùng biển của mình, rồi từ đó lấn
chiếm tiếp xuống phía nam thực sự là mối đe dọa không chỉ đối với Việt
Nam, mà cả đối với tất cả các nước khác nằm quanh biển Đông và các nước
đang sử dụng tuyến đường hàng hải qua vùng biển này, đặc biệt là các
nước châu Á - Thái Bình Dương. Lợi ích kinh tế của tất cả các nước này
đang bị xâm hại và đứng trước nguy cơ tổn thất nặng nề trong tương lai,
nếu mưu đồ đó được thực hiện.
Không
ai có thể hình dung được khi con đường hàng hải quan trọng này bị khống
chế bởi một đối thủ cạnh tranh vừa nhiều thủ đoạn khó chơi, vừa bất
chấp luật pháp quốc tế, thì mọi sự sẽ ra sao. Những cố gắng tự do hóa,
thuận lợi hóa thương mại, hướng tới phát triển công bằng, bình đẳng, bền
vững theo Mục tiêu thiên niên kỷ mà cả thế giới đang cùng phấn đấu thực
hiện sẽ đi đến đâu, nếu Trung Quốc - nền kinh tế lớn hàng đầu lại cố
tình làm ngược lại, biến tự do, thuận lợi của tất cả thành tự do, thuận
lợi của riêng mình? Và những ý tưởng, những lợi ích hợp tác kinh tế liên
khu vực của TPP, RCEP, APEC FTA liệu có thành hiện thực nếu không buộc
được một nước lớn trong khu vực như Trung Quốc ít nhất phải tuân thủ
luật pháp quốc tế? Trước mắt, nếu không chặn được ngay lập tức những
hành động ngang ngược của Trung Quốc đang diễn ra trên biển Đông, thì
hòa bình, ổn định không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực bị đe dọa
nghiêm trọng.
Môi
trường kinh doanh ở khu vực năng động này của thế giới sẽ bị xáo trộn,
các tuyến đường thông thương cả hàng hải lẫn hàng không qua khu vực này
có nguy cơ trắc trở. Những kỳ vọng về tăng trưởng thương mại, đầu tư của
khu vực và đóng góp của khu vực vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ khó
có thể đạt được.
Riêng
với Việt Nam, ngay trong lúc nguy nan này, người Việt lại tỉnh táo, quả
cảm, bình tĩnh và đồng tâm nhất trí hơn bao giờ hết, với quyết tâm một
mặt kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước, một mặt thúc đẩy công cuộc
cải cách, tái cơ cấu kinh tế của mình, kể cả “tái cơ cấu” quan hệ kinh
tế với Trung Quốc và các đối tác khác, để xây dựng một nền kinh tế tự
chủ, bền vững hơn, hội nhập tốt hơn vào các nền kinh tế khu vực và toàn
cầu. Tăng trưởng kinh tế năm nay có thể giảm sút, cuộc sống của 90 triệu
người Việt trước mắt có thể khó khăn hơn, song không gì có thể ngăn trở
Việt Nam vững bước và thành công trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và phát
triển của mình.
If you loved this post
This post was written by: Franklin Manuel
Franklin Manuel is a professional blogger, web designer and front end web developer. Follow him on Twitter
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Được tạo bởi Blogger.
Lưu trữ Blog
-
▼
2014
(74)
-
▼
tháng 6
(20)
- Bí quyết để bán hàng thành công là gì?
- Phần mềm Quản lý Tổng thể Kho
- Phần mềm quản lý Karaoke - Bida
- Giải pháp quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
- Phần mềm quản lý nhà sách
- Phần mềm quản lý thời trang VsoftBMS.Fashion
- Phần mềm Quản lý bán hàng thời trang
- Phần mềm Quản lý bán Gas phân phối Gas
- Phần mềm Quản lý Siêu thị
- Phần mềm Quản Lý Kinh doanh
- Tính Năng Phần Mềm Quản Lý Nhà Hàng
- Phần Mềm Quản Lý Nhà Hàng
- THỬ TẸT GA VỚI PHẦN MỀM CHUYÊN QUẢN LÝ BÁN LẺ & TỒ...
- Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
- Căng thẳng biển đông nhìn từ góc độ kinh tế
- MỜI BẠN DÙNG THỬ TẸT GA VỚI PHẦN MỀM CHUYÊN QUẢN L...
- Ước mơ bình dị của trẻ qua ảnh tự chụp
- Yêu cầu hệ thống Phần mềm Quản Lý Kinh doanh Vsoft...
- Tính Năng Phần mềm Quản Lý Kinh doanh Vsoft BMS.Trade
- Phần mềm Quản lý Siêu thị
-
▼
tháng 6
(20)
0 Responses to “Căng thẳng biển đông nhìn từ góc độ kinh tế”
Đăng nhận xét