728 X 90 Ad slot

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Làm thế nào để có được khách hàng trung thành?

tangtruong_longtin[1]

Các khách hàng trung thành mua sắm thường xuyên, chi tiêu nhiều hơn và tốn ít chi phí hơn để phục vụ, giúp truyền bá rộng rãi về tính năng hoạt động hiệu quả của việc mua sắm trực tuyến. Và việc có được nhiều khách hàng trung thành có thể cải thiện việc kinh doanh thương mại điện tử của bạn rất lớn.

Các khách hàng trung thành có mức độ chi tiêu lớn hơn từ 5-9 lần so với khách hàng mua lần đầu, theo như số liệu thống kê từ Marketing Metrics, eConsultancy, và Adobe.

Tại Mỹ, các khách hàng mua sắm thường xuyên chiếm 8% trong tổng số lượt truy cập, nhưng đóng góp tới 41% doanh thu trực tuyến, theo như báo cáo 2012 của Adobe.

Một khách hàng thường xuyên có thể đáng giá gấp nhiều lần khách hàng mới. Các khách hàng này thường chi tiêu lần 2 hơn ít nhất 3 lần so với các khách hàng mới. Các khách hàng thường xuyên au khi đã thực hiện hơn 3 giao dịch có thể sẽ chi tiêu gấp 5 lần khách hàng thông thường.

Các khách hàng trung thành cũng có thể ảnh hưởng tới những người khác, tạo ra doanh thu thêm cho nhà bán lẻ trực tuyến thông qua các hình thức truyền miệng hay trên các kênh truyền thông xã hội. Giáo sư kinh tế học Stephen W. Brown gọi sự ảnh hưởng này là “Hiệu ứng sóng của lòng tin” và cho rằng nó cũng quan trọng đối với doanh nghiệp như doanh thu trực tiếp.

Với các thông tin trên, chúng ta có thể thấy các khách hàng thường xuyên có giá trị rất lớn. Thách thức cho các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến đó là làm thế nào để có được những khách hàng này. Và dưới đây là 6 cách thu hút các khách hàng trung thành theo Practical Ecommerce, bao gồm cung cấp sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ khách hàng tận tâm, mức giá hợp lý, điều chỉnh quy trình mua sắm thuận tiện, gọn nhẹ, trao tặng phần thưởng cho các khách hàng thường xuyên, và đơn giản nhất , liên tục nói “cám ơn”.

Cung cấp hàng hoá chất lượng

Trực quan mà nói, các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến biết rõ khách hàng sẽ không quay lại lần tiếp theo nếu họ mua phải các sản phẩm chất lượng thấp, nứt, vỡ ngay từ khi được giao. Bước đầu tiên để xây dựng một loạt khách hàng trung thành, mua sắm thường xuyên đó là cung cấp hàng hoá chất lượng.

Để đảm bảo việc luôn cung cấp hàng hoá chất lượng cao, doanh nghiệp cần làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp, thử nghiệm sản phẩm và quản lý tỷ lệ gửi trả hàng.

Cung cấp dịch vụ khách hàng chu đáo

Có tới 72% người được phỏng vấn trong 1 cuộc điều tra từ năm 2012 của công ty phần mềm chăm sóc khách hàng Zendesk cho biết, dịch vụ khách hàng là yếu tố khiến họ trung thành với một thương hiệu cụ thể nào đó.

Các dịch vụ khách hàng chất lượng cần đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả. Ví dụ, một người mua sắm thường xuyên của Zappos sau khio mua một đôi giày cho con trai – 2 tuần sau, chồng cô nhắc lại câu chuyện đó trong một buổi gặp mặt. Trong 2 ngày sau khi nhận được hàng, 1 trong 2 chiếc giày bị hỏng. Họ đã gửi mail cho Zappos và nhận được phản hồi chỉ trong chưa đầy 5 phút. Một đôi giày mới đã được gửi đến ngay trong ngày hôm đó bằng dịch vụ giao hàng trong đêm; đôi giàu hỏng được trả về ngay lập tức và đại diện của Zappos cho biết họ “rất xin lỗi” vì sai sót này.

Để cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, cần phải luôn sẵn sàng, linh hoạt và tập trung làm cho khách hàng vui. Nhớ rằng mục tiêu là xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài.

Mức giá cạnh tranh

Gía cả luôn là 1 vấn đề lớn, đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng và các thương hiệu.

Đây là 1 ví dụ, Equine Joint Supplement của Nutri-Vet có tác dụng làm giảm căng cơ chân và cải thiện độ linh hoạt của các con ngựa già. Sản phẩm có mặt ở nhiều cửa hàng trực tuyến, và nhiều người sở hữu ngựa coi nó như một sản phẩm phải mua. Với mỗi người, họ đều có 1 cửa hàng ưa thích.

Ngược lại với sự trung thành này, một sự khác biệt lớn về giá có thể khiến khách hàng đổi cửa hàng mua sắm.

Một khách hàng ở Floria đã gặp trường hợp này. Trong nhiều năm, cô mua Equine Joint Supplement của Nutri-Vet từ 1 trang TMĐT mỗi tháng với mức giá 79,99 USD

Tuy nhiên một trang web khác bán sản phẩm tương tự được bán với giá 75,99 USD – rẻ hơn tới 4 USD. Nếu cô mua 36 gói sản phẩm, khoản tiết kiệm sẽ lên tới 144 USD mỗi năm, quá đủ để cô quyết định chuyển cửa hàng.

Đảm bảo mức giá cạnh tranh. Đó là điều buộc phải làm để giữ khách hàng thường xuyên.

Trở nên thực sự tiện lợi

Mua hàng trực tuyến cần phải dễ dàng. Một bản báo cáo của Zendesk cho thấy hơn 40% người mua sắm cho biết sự tiện lợi đóng góp lớn đối với mức độ trung thành của họ.

Cung cấp tài khoản khách hàng để nhờ đó, các khách hàng thường xuyên có thể dễ dàng truy cập và giao dịch mà không cần phải điền thông tin vận chuyển và đặt hàng mỗi lần mua. Nếu có thể, hãy để những người mua sắm truy cập bằng các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Google+.

Tặng thưởng khách hàng thường xuyên

Mọi người đều muốn được đối xử tốt, và một khách hàng thường xuyên còn đòi hỏi nhiều hơn.

Progressive, một công ty bảo hiểm, là ví dụ cụ thể. Progressive trao tặng chương trình các khách hàng lâu dài chương trình thành viên “Emerald.” Khi một thành viên Emerald gọi tới trung tâm dịch vụ của Progressive, khách hàng đó sẽ được chuyển tới đường dây ưu tiên và được đáp ứng dịch vụ ngay lập tức. Một thông điệp ghi âm sẵn sẽ cho người gọi biết về các dịch vụ cao cấp và quyền lợi.

Việc đó tương tự với việc đem lại cho các khách hàng thường xuyên dịch vụ giao hàng nhanh gọn, thời gian giải quyết dịch vụ khách hàng nhanh hơn và thậm chí, các phiên mua hàng giảm giá, đặc biệt sẽ được thông báo đến họ.

Không ngừng nói “Cám ơn”

Nói “cám ơn” liên tục với 1 khách hàng thường xuyên không mất gì nhưng lại tạo ảnh hưởng lớn. Theo hãng phân tích KISSmetrics, “có tới 3/4 khách hàng cho biết họ chi tiêu nhiều hơn cho các công ty cung cấp những trải nghiệm tốt. Thể hiện lòng biết ơn với khách hàng là một cách rất hiệu quả để giữ khách hàng trong thời gian dài”.

Hãy làm điều đó thường xuyên hơn. Thực tế là, khiến nó thành 1 thói quen với việc gửi cho mọi khách hàng giao dịch hơn 2 lần một tấm thiệp cám ơn. Đó là một cách tốt để xây dựng mối quan hệ lâu dài.
Vcamp
Nguồn: Practical Ecommerce

TẠI SAO LẠI NÊN KHỞI NGHIỆP KHI TÌNH HÌNH KINH TẾ KHÓ KHĂN?

Khởi nghiệp đang là trào lưu và rất nhiều người muốn theo đuổi con đường này. Tuy nhiên trước tình hình kinh tế suy thoái và rơi vào tình cảnh tồi tệ, không ít người lưỡng lự. Vậy bây giờ có phải là thời điểm tốt để khởi nghiệp hay không? Hãy lắng nghe ý kiến của Paul Graham, một trong những người có ảnh hưởng nhất cộng đồng startup tại Mỹ.

Unknown


Đây là bài essay của Paul Graham, người sáng lập Y-Combinator, vườn ươm khởi nghiệp thành công và nổi tiếng nhất nước Mỹ.

Nhiều chuyên gia sợ rằng nền kinh tế không mấy sáng sủa hiện nay không khác gì những năm 75 thế kỉ trước…

Nhưng đấy cũng là thời điểm Microsoft và Apple được thành lập.

Điều đó gợi ý rằng lúc kinh tế suy thoái chưa hẳn là không tốt để bạn khởi nghiệp. Tôi cũng không cho rằng đó là thời điểm tốt. Sự thật còn rõ ràng hơn: Tình hình kinh tế thực ra không ảnh hưởng gì nhiều.

Có một điều chúng tôi rút ra được sau khi đầu tư vào hàng đống các công ty khởi nghiệp (startup) đó là:

Phẩm chất của người sáng lập mới ảnh hưởng đến sự thành bại. Tình hình kinh tế cũng có ảnh hưởng, nhưng chả là gì so với vai trò của người sáng lập.

Điều đó có nghĩa rằng vấn đề ở đây là bạn là gì chứ không phải bạn khởi nghiệp khi nào. Nếu bạn giỏi, bạn sẽ thành công ngay cả khi kinh tế xấu. Ngược lại, nếu bạn kém thì nền kinh tế dù có tốt cũng chẳng cứu được bạn. Nếu cứ nghĩ rằng “Không nên bắt đầu kinh doanh khi kinh tế đang xấu” thì cũng dở chả khác gì cho rằng “Cứ đơn giản mở một công ty là sẽ giàu” khi thị trường có dấu hiệu bong bóng.

Vậy nếu muốn tăng cơ hội cho mình, bạn nên quan tâm đến việc tìm người đồng sáng lập nhiều hơn là tình trạng của nền kinh tế. Và những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty sẽ không nằm ở các bản tin, mà ở trong tấm gương, khi bạn nhìn vào chính bản thân mình.

Nhưng với những người đang muốn khởi nghiệp, có đáng để chờ cho đến khi kinh tế sáng sủa hơn? Có thể đáng để chờ nếu bạn định mở một nhà hàng, nhưng chả ích gì khi bạn làm công nghệ. Công nghệ phát triển nhanh hay chậm độc lập với thị trường chứng khoán. Vậy nên khi có ý tưởng, bắt tay vào làm ngay sẽ tốt hơn là ngồi chờ. Sản phẩm đầu tiên của Microsoft là trình thông dịch Basic cho máy Altair, và đó chính là thứ người ta cần khi đó vào năm 1975. Nếu Bill Gates và Allen hoãn đến năm sau thì có lẽ đã quá muộn.

Tất nhiên bạn còn nhiều ý tưởng khác nữa sau này. Luôn có những ý tưởng mới. Nhưng nếu bạn đang có một ý tưởng cụ thể, hãy tiến hành làm ngay.

Điều này cũng không có nghĩa rằng bạn có thể lờ đi tình hình kinh tế. Khi kinh tế khó khăn thì cả khách hàng lẫn nhà đầu tư đều ít tiền. Khi khách hàng không dư dả thì cũng không hẳn là vấn đề, thậm chí bạn còn có thể đắc lợi từ đó bằng cách bán các sản phẩm giá rẻ. Các công ty mới thường cạnh tranh bằng giá thấp, vì vậy ở khía cạnh này khi kinh tế khó khăn bạn sẽ có lợi hơn các công ty lớn.

Nhà đầu tư mới là vấn đề thực sự. Thường các startup cần phải có một khoản đầu tư bên ngoài, và khi kinh tế không tốt các nhà đầu tư cũng dè dặt hơn. Thực ra họ không nên như vậy. Ai cũng biết rằng ta nên mua khi tình trạng kinh tế xấu (giá rẻ) và nên bán khi kinh tế tốt. Nhưng, trong thị trường cổ phiếu, thời điểm tốt được định nghĩa là lúc mọi người đều nghĩ nên mua vào, mà thực tế thì không phải lúc nào cũng như vậy. Và đó là lý do tại sao chỉ có một số nhỏ những người đi ngược với đám đông mới có những quyết định đầu tư đúng đắn.

Thế nên, vào năm 1999, khi bong bóng dot-com bùng nổ, nhà đầu tư chen lấn nhau để mua vào cổ phiếu của một startup tồi, và hiện nay ta có thể đoán là họ sẽ lại dè dặt mua ngay cả những cổ phiếu của công ty tốt.

Bạn cần phải thích ứng với điều này. Thực ra cũng chả phải điều gì mới: các startup luôn phải thích ứng với sự đỏng đảnh của nhà đầu tư. Thử hỏi bất kì người sáng lập ở bất kì ngành nào xem nhà đầu tư của họ có hay õng ẹo không, và để ý đến thái độ của họ xem. Nay phải giải thích làm cách nào công ty của bạn sẽ phát triển, mai phải giải thích làm cách nào để chống chọi với suy thoái.

(Thật ra đấy cũng là việc tốt. Nhưng những sai lầm của nhà đầu tư không phải là cách họ phán xét mà họ luôn có xu hướng tập trung vào một vấn đề mà bỏ qua các vấn đề khác.)

Thật may, cách bạn làm startup cũng giống như cách bạn chống chọi với suy thoái: vận hành với chi phí thấp nhất có thể. Bao năm nay tôi vẫn luôn nói với các nhà sáng lập rằng con đường chắc chắn nhất đi đến thành công đó là trở thành “những con gián” trong một thế giới toàn các tập đoàn khổng lồ (biết khôn ngoan lựa chọn vị trí an toàn cho mình, dù vị trí đó không được hào nhoáng cho lắm). Khi hết tiền, một startup sẽ chết ngay lập tức. Vì vậy chi phí hoạt động càng thấp thì bạn càng khó chết. Và cũng thật may mắn chi phí hoạt động cho một startup thường thấp. Dù một đợt suy thoái thế nào xẩy ra thì nó vẫn cứ rẻ.

Nếu thảm họa hạt nhân có xẩy ra thì thà làm “con gián” còn hơn giữ việc làm ở các công ty lớn. Khách hàng sẽ ra đi lần lượt khi họ không còn đủ tiền trả cho bạn, nên bạn sẽ không bất ngờ mất hết khách. Thị trường không đối xử với bạn như cách các công ty “sa thải nhân sự”.

Giả sử nếu bạn đã bỏ việc, startup của bạn thất bại và bạn không tìm được việc làm khác thì sao? Sẽ là vấn đề nếu bạn làm việc trong mảng sale và marketing, vì sẽ cần hàng tháng trời để tìm việc mới khi kinh tế khó khăn. Nhưng các hacker (những người đam mê và có khả năng trong ngành công nghệ nói chung) thì linh động hơn. Những hacker giỏi luôn tìm được việc gì đó để làm. Có thể không được như mơ những ít nhất cũng không chết đói.

Một lợi thế khác khi kinh tế xấu đó là sẽ có ít cạnh tranh hơn. Công nghệ cũng như những đoàn tàu đều đặn rời ga. Nếu mọi hành khách khác đang nép vào góc vì sợ, bạn có thể có cả khoang để đi.

Là người sáng lập, bạn cũng là một nhà đầu tư. Bạn mua cổ phiếu bằng công sức của mình. Lý do Larry và Sergey giàu không hẳn bởi họ đã làm ra những thứ trị giá hàng chục tỉ đô, mà bởi họ là những nhà đầu tư đầu tiên vào Google. Và cũng như bất kì nhà đầu tư nào khác, bạn nên mua khi tình hình khó khăn.

Vài đoạn trước bạn có gật gù đồng ý rằng mấy tên đầu tư thật ngu không, khi tôi nói họ chần chừ đầu tư vào thị trường xấu, ngay cả khi đó là thời điểm đáng lý ra rất nên đổ tiền vào? Các ông sáng lập cũng không khá hơn. Khi tình hình khó khăn, nhiều người chọn con đường đi học tiếp. Chắc hẳn lần này cũng vậy. Thực ra, chính tại vì hầu hết mọi người đều không tin những gì tôi nói ở vài đoạn trước – ít nhất là họ cũng không dám làm thử như tôi nói.

Vậy có thể thời kì suy thoái là lúc tốt để khởi nghiệp. Cũng khó nói liệu lợi thế từ việc ít bị cạnh tranh có bù được bất lợi khi ít được đầu tư không. Dù sao kiểu gì cũng không phải là vấn đề lắm. Quan trọng là ở con người. Và dù là ai đi chăng nữa nhất là trong ngành công nghệ, thời điểm hành động luôn là ngay bây giờ.

http://vsoftgroup.com/tin-tuc/tai-sao-lai-nen-khoi-nghiep-khi-tinh-hinh-kinh-te-kho-khan

Gia Khánh
Paul Graham/Pandora.vn

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

5 lưu ý để khởi nghiệp ngay khi đang làm thuê

Sự thật là bạn không cần phải rời bỏ công việc hiện tại, ít nhất trong thời gian đầu khởi nghiệp, bạn không cần phải hy sinh mọi thứ để có thể bắt đầu khởi sự thành lập và điều hành công ty của mình.ceo_1minh[1]

Sự thật là bạn không cần phải rời bỏ công việc hiện tại, ít nhất trong thời gian đầu khởi nghiệp, bạn không cần phải hy sinh mọi thứ để có thể bắt đầu khởi sự thành lập và điều hành công ty của riêng mình. Nếu chuẩn bị cẩn thận và chu đáo, bạn hoàn toàn có thể khởi sự với một số vốn nho nhỏ trong tài khoản ngân hàng, cũng như tiếp tục nhận được khoản lương hàng tháng từ công việc hiện có.

Vậy, chẳng lẽ cách duy nhất để khởi nghiệp là chấp nhận rủi ro của việc phiêu lưu mạo hiểm và rời bỏ công việc hiện tại với nguồn thu nhập chính từ lương này hay sao?

Rất nhiều yếu tố quan trọng khác để việc khởi nghiệp của bạn đạt được thành công như kiến thức chuyên môn, vốn liếng, quan hệ…, nhưng quan trọng nhất trong lúc bắt đầu là một kế hoạch làm việc ngoài giờ ban đêm được lên chi tiết một cách có cơ sở và có khoa học.

Dưới đây là những điểm nên lưu ý để giúp bạn khởi nghiệp ngay cả khi vẫn đang làm thuê:

Giữ bí mật công việc

Giờ thì bạn đã là Giám đốc Điều hành công ty của chính mình, bạn có thể sẽ muốn khoe khoang cùng bạn bè và đồng nghiệp về sự khởi đầu này. Trừ khi bạn đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng bỏ thời gian tìm kiếm một công việc làm thuê khác để có thu nhập trang trải cho các chi phí hàng ngày thay vì tập trung phát triển công việc cho công ty của chính bạn, bạn nên giữ bí mật càng kín càng tốt.

Ông chủ hiện tại của bạn chắc chắn sẽ không thể vui khi biết ngoài việc thực hiện các công việc của công ty cũng như các công việc có liên quan, bạn còn đang tự xây dựng một đế chế cho riêng mình, mặc dù bạn làm việc này trong thời gian cá nhân.

Đơn giản vì khi bạn đã dành nhiều thời gian, sức lực và tâm trí cho việc riêng của mình, bạn không thể tái tạo tốt nhất sức lao động vào ngày hôm sau khi đến công sở.

Làm việc ngoài giờ không lương

Thật không thoải mái chút nào để vừa phải đi làm kiếm sống và sau đó làm thêm một công việc khác cũng quan trọng không kém.

Đối với nhiều người, đây là sự hành xác thật sự, nhưng tôi tin rằng bạn sẽ hoàn toàn có khả năng vượt qua được nếu giấc mơ của bạn về sự giàu có và thành đạt như các doanh nhân khác.

Nếu bạn dự tính duy trì khoản thu nhập từ lương ổn định ít nhất trong thời gian đầu, bạn buộc phải làm việc ngoài giờ thay vì tìm đến các thú tiêu khiển khác.

Khởi sự luôn gian lao và rủi ro, nhưng những gì nó hứa hẹn mang lại sau này thật sự là rất khích lệ. Bạn hãy cố duy trì lịch làm việc ngoài giờ ổn định để phát triển công việc cho riêng mình.

Điều này có nghĩa rằng bạn thực hiện vai trò Giám đốc Điều hành công ty của mình trong khoảng thời gian từ 6 giờ chiều đến 8 giờ sáng hôm sau, và vẫn phải duy trì khả năng làm việc bình thường trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều tại công sở.

Tận dụng tài nguyên trên mạng internet
Nhiều năm trước, việc chi phí khởi sự thành lập một công ty thì không đơn giản và tốn kém khá nhiều tiền cũng như thời gian. Ngày nay, với vài triệu đồng bạn có thể đã có công ty với đầy đủ tư cách pháp lý cho riêng mình với thời gian không nhiều hơn một hoặc hai tuần. Các công ty tư vấn và dịch vụ sẵn sàng thỏa mãn yêu cầu của bạn một cách dễ dàng.

Khi bạn đã xây dựng được một kế hoạch kinh doanh và chọn lựa được một cái tên cho công ty của mình, hãy nhanh chóng thiết lập một văn phòng ảo trên mạng internet.

Chi phí cho việc này không quá nhiều, có thể chưa đến năm trăm ngàn đồng cũng như chỉ mất 30 phút là là bạn đã có một tên miền và địa chỉ email để có thể sử dụng nếu chọn tên miền dot com hoặc hơi mất công hơn một chút nếu đăng ký tên miền quốc gia dot vn.

Để tạo cầu nối cũng như để gây ấn tượng với khách hàng, bạn cần một trang web giới thiệu về doanh nghiệp của mình có nội dung và hình thức chuyên nghiệp nhất có thể.

Với một khoản chi phí nhỏ, bạn có thể sử dụng dịch vụ của Templatemonster với các thiết kế mẫu cho phép download về và chỉnh sử theo ý muốn của bạn.

Việc kế tiếp cần làm là thiết kế ngay danh thiếp, càng chuyên nghiệp càng tốt, với tên công ty, tên bạn, và quan trọng hơn là chức danh Giám đốc điều hành mới của bạn. Lại một lần nữa, sự tiện dụng và phổ cập của internet tỏ ra cực kỳ hữu hiệu.

Bạn có thể tìm được ngay một trang web có cung cấp dịch vụ thiết kế và in ấn, lại còn giao hàng tận nơi với chi phí cực kỳ hợp lý.

Tập trung khai thác và duy trì những khách hàng đầu tiên

Chắc chắn khi đã bắt đầu khởi nghiệp được một thời gian, bạn sẽ muốn giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc và hạn chế do công việc làm thuê hiện tại mang đến để tập trung toàn lực cho việc phát triển công việc riêng của mình.

Tham vọng là tính cách rất tốt cho bất kỳ doanh nhân tự khởi nghiệp nào, nhưng bạn cần đảm bảo rằng mình đã tạo dựng được công việc kinh doanh thật sự cũng như nguồn thu nhập tạm ổn trước khi chính thức công cuộc chinh phục thế giới mới.

Qua quá trình học hỏi và trải nghiệm thực tế, chắc chắn bạn sẽ biết được rằng để tìm được khách hàng đầu tiên chấp nhận dịch vụ hay sản phẩm do công ty của bạn cung cấp thì không dễ dàng chút nào, thế nhưng để có được khách hàng thứ hai, thứ ba và các khách hàng tiếp theo thì càng khó hơn.

Sự khác biệt giữa thực hiện một dự án độc lập như một cách kiếm thêm thu nhập và vận hành một công ty là việc tìm kiếm và duy trì khách hàng, bạn luôn mong muốn khách hàng sẽ sử dụng và giới thiệu cho nhiều người khác dịch vụ hoặc sản phẩm mà bạn cung cấp, trong khi thực hiện một dự án độc lập điều duy nhất bạn cần là thực hiện tốt dự án và khách hàng thanh toán dứt điểm.

Duy trì niềm tin theo cách hiện thực nhất

Bạn nên cố gắng hết sức để xây dựng đế chế riêng của mình và đồng thời tiếp tục theo đuổi công việc làm thuê hiện tại cho đến khi công ty của bạn kiếm được lợi nhuận nhiều hơn khoản lương bạn đang được hưởng.

Hãy cố gắng để tránh gây ra bất kỳ sao lãng hoặc giảm hiệu suất làm việc tại công sở, bạn cần duy trì hình ảnh hiện có của mình để đảm bảo rằng nếu việc khởi nghiệp của bạn không như mong đợi, bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc và có thu nhập bình thường.

Một kế hoạch hoàn hảo không phải là kế hoạch phát triển đột biến hay nhanh chóng rời bỏ công việc làm thuê hiện tại, mà là một kế hoạch phát triển chắc chắn và tiếp tục việc làm thuê đến lúc lâu nhất có thể.

Không gì thuận lợi và an toàn bằng việc vừa được điều hành và phát triển công việc của riêng mình trong khi vẫn có khoản thu nhập thường xuyên để trang trải chi phí hàng ngày, ngay cả khi bạn sẽ phải ngủ ít hơn cũng như phải từ bỏ khá nhiều các thú tiêu khiển của mình.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Làm sao để kinh doanh nhà hàng thành công?

Nữ doanh nhân Defne Ertan Tuysuzoglu đã thành công rực rỡ trong một lĩnh vực vốn chỉ dành cho nam giới. Cô giới thiệu một công thức kinh doanh đơn giản mà cô tin rằng sẽ mang lại thành công cho mọi người.

Giờ đây ở tuổi 42, Defne Ertan Tuysuzoglu đã sở chuỗi nhà hàng danh tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cô chia sẻ: “Kinh doanh là thế giới vốn chỉ dành riêng cho đàn ông Thổ, và ở vai trò của người phụ nữ, cá nhân tôi thấy mình không có chỗ để mắc sai lầm như đàn ông. Vì vậy, để hoạt động kinhdoanh thuận lợi, bạn cần phải rất kỷ luật, chăm chỉ và đặc biệt là công bằng cho tất cả nhân viêntrẻ”.

Tại một đất nước có tỷ lệ nữ/nam doanh nhân là 1/10 (thống kê của Hiệp hội Nữ doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ (WEAT), Tuysuzoglu được xem là hình mẫu điển hình cho những phụ nữ trẻ đang có ý định khởi nghiệp.

defne[1]

Nữ tỷ phú Defne Ertan Tuysuzoglu

Tuysuzoglu hiện là chủ nhân của chuỗi nhà hàng tự phục vụ mang tên Kirkpinar – tên một vùng của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nổi tiếng bởi chất lượng thịt hảo hạng.

Nhà hàng Kirkpinar đầu tiên đã được khai trương cách đây 7 năm. Hiện giờ, công ty của Tuysuzoglu có 33 chi nhánh hoạt động khắp đất nước, và bà chủ đang có kế hoạch khai trương thêm 5 nhà hàng mới vào cuối năm 2014 này.

Tuysuzoglu khởi nghiệp kinh doanh năm 2007 khi quay lại quê hương Thổ Nhĩ Kỳ sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm làm nhà hàng ở Mỹ và Anh.

Sạch sẽ là ưu tiên số 1

Ngay từ đầu, Tuysuzoglu khẳng định rằng sự sạch sẽ là điều kiện tiên quyết để dẫn tới thành công của chuỗi nhà hàng Kirkpinar, nơi được xem là làn gió mới và nét hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ý tưởng hình thành nhà hàng được lấy cảm hứng từ “Lokanta” (loại hình nhà hàng truyền thống của người Thổ), chỉ có điều với bà chủ Tuysuzoglu, mọi thứ phải sạch sẽ hơn mức bình thường.

defne_kirk[1]

Tại chuỗi nhà hàng tự phục vụ Kirkpinar, thực khách xếp hàng đông nườm nượp

Tuysuzoglu giải thích: “Dạng nhà hàng truyền thống thì đảm bảo là thức ăn ngon hết sẩy, nhưng không được sạch sẽ lắm. Sự sạch sẽ rất quan trọng, nó mang đến cho chúng ta cảm giác khỏe mạnh và ngon miệng. Siêu sạch – siêu phấn khích”.

Nhằm đảm bảo cho tất cả các nhà hàng trong hệ thống cùng đạt sự sạch sẽ tối đa, công ty có một đội ngũ giám sát viên thường xuyên đến các điểm kinh doanh. Bản thân bà chủ Tuysuzoglu thì thường thực hiện các chuyến thăm bất ngờ để kiểm tra công tác này. Thậm chí, để ngăn chặn các quản lý chi nhánh ngầm báo cho nhau về sự xuất hiện của bà chủ, Tuysuzoglu thường không bao giờ thăm viếng hai nhà hàng nằm gần nhau trong một ngày.

Dù là bà chủ sáng lập công ty, Tuysuzoglu vẫn không thay đổi thói quen tận tình giúp đỡ các nhân viên trong nhà hàng. Nữ doanh nhân giải thích hành động của mình: “Tôi từng làm nhân viên thu ngân, từng đứng ở quầy nướng, hay bất kỳ vị trí nào nếu cảm thấy cần thiết. Tôi chưa bao giờ có thái độ kẻ cả, chỉ tay 5 ngón hay làm ra vẻ ta đây mình là CEO cao cấp. Quan điểm của tôi là luôn tạo ra các kết nối, cả với khách và nhân viên”.

Khách hàng là Thượng đế

Mô hình kinh doanh hiện đại của chuỗi nhà hàng Kirkpinar thường xuyên mở rộng danh mục các loại món ăn. Chuỗi nhà hàng vẫn phục vụ các món ăn Thổ truyền thống, chẳng hạn như món thịt viên Koft nhưng với tiêu chí đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn so với tiêu chuẩn thông thường.

Tuysuzoglu giải thích: “Chúng tôi hiện đại hóa một chút cho các món ăn Thổ Nhĩ Kỳ, và phần lớn món ăn được nướng trong lò vi sóng thay vì chế biến theo lối truyền thống là chiên xù”. Tuy nhiên, cam kết nấu ăn lành mạnh của Kirkpinar lại vấp phải một thách thức bất ngờ từ các thực khách.

Bà chủ Kirkpina nhớ lại: “Một số khách đến gặp chúng tôi phàn nàn: “Nhà hàng đến từ vùng Kirkpinar, thế mà tại sao lại không có món gan?”. Đó là món Yaprak Cigeri, một thức ăn truyền thống của người Thổ, là món gan chiên rất béo và thơm”.

Vì công ty của Tuysuzoglu thiên về các món nướng, nên ban đầu cô đã không phục vụ món ăn phổ biến này. Nhưng với yêu cầu từ các “thượng đế”, nên cô đã thay đổi quyết định. Tuysuzoglu cho rằng đây là một bài học quý báu về kinh doanh tương thích: “Chúng tôi luôn nói “Vâng” khi khách hàng cần”.

Quyết định phục vụ món gan chiên trong thực đơn giờ đã mang lại 1/3 lợi nhuận cho Kirkpinar. Năm 2013, tổng doanh thu của hệ thống nhà hàng đạt 23 triệu USD.

Giáo dục đi đôi với thực tiễn

Có bằng quản lý khách sạn tại Đại học Bogazici (Istanbul) và một chứng chỉ khác tại Đại học công Michigan (Mỹ), Tuysuzoglu đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực nhà hàng.

Tuysuzoglu thừa nhận thời gian học tập tại Mỹ đặc biệt hữu ích cho các kỹ năng quản lý của mình. Cô nói: “Mới 25 tuổi, tôi đã làm quản lý nhà hàng ở Mỹ, tôi học cách nhanh chóng thích ứng với văn hóa của thực khách và người bản xứ, xây dựng đội ngũ nhân sự và huấn luyện họ thành tài”.

Giờ đây ngay trên quê hương, chuỗi nhà hàng Kirkpinar đang là điểm sáng của lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Câu chuyện khởi nghiệp của Tuysuzoglu được xem là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho mọi phụ nữ trẻ có ý định tạo lập công ty của riêng mình.

Tuysuzoglu cũng đang là giám đốc chi nhánh Thổ Nhĩ Kỳ của Le Cordon Bleu, Viện nghiên cứu ẩm thực Pháp, đặt trụ sở ở Ozyegin. Bằng cách đặt ra mục tiêu hiện đại hóa nền ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ, Tuysuzoglu đang nỗ lực giúp đỡ các doanh nhân khác thành công trong ngành công nghiệp nhà hàng.

Theo NGUYỄN THANH HẢI

Doanh nhân Sài Gòn/BBC

BẢN CHẤT CỦA TINH THẦN KHỞI NGHIỆP LÀ GÌ?

Liệu bạn đã có tư duy thực thụ của một doanh nhân khởi nghiệp ? Mọi thông tin tôi được đọc hay nghe về giới startup đều liên quan đến những khía cạnh khác nhau của tinh thần khởi nghiệp. Đó là ý tưởng về việc bắt đầu một thứ gì đó mới mẻ, phát triển một sản phẩm chưa từng xuất hiện trên thị trường – như Facebook chẳng hạn.


Bản chất của tinh thần khởi nghiệp là gì?



Bạn sẽ được coi là một “nhà khởi nghiệp” nếu bạn có ý tưởng về một sản phẩm hay dịch vụ mới chưa từng có, xây dụng một công ty, thuê một team, xây dựng một ứng dụng di động và thuyết phục được người dùng sử dụng sản phẩm mới. Thành công và thất bại được quyết định bởi việc bạn có nhận được tiền từ các quỹ đầu tư, mở rộng, hay được mua lại hay không. Ồ, và ngày cả khi thất bại, bạn vẫn được coi là một “nhà khởi nghiệp” đầy dũng cảm. Đây thực sự là một mô hình tuyệt vời, một thế giới trong mơ và thật may mắn cho chúng ta khi sống tại môi trường này, trải nghiệm thứ văn hóa này…

Khoan đã, liệu những yếu tố trên đã thực sự phản ánh đúng tinh thần khởi nghiệp?
Tôi vừa có chuyến đi tới Đông Nam Á, nơi tôi phát hiện ra rằng tư tưởng kể trên dường như không còn đúng tại nhiều quốc gia có tốc độ phát triển cao như Thái Lan, Hàn Quốc hay Việt Nam. Những mô hình kiểu này nếu có manh nha tồn tại thì cũng rất hạn chế, và thường bị giám sát và kiểm soát ngặt nghèo bởi các thủ tục quan liêu hay tác động từ các tập đoàn doanh nghiệp lớn. Nhưng mặt khác, các quốc gia này đang xây dựng “thương hiệu” startup riêng của mình thông qua việc ấp ủ các ý tưởng mới, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp ngay trong chính nhân viên của mình nhằm mở ra các thị trường mới. Ta có thể thấy nhiều ví dụ của mô hình này ngay trong chính các doanh nghiệp phương Tây. Họ đánh cược vào sản phẩm mới nhưng hạn chế rủi ro về tài chính nhờ có sự đỡ đầu, nhân viên không phải mạo hiểm cả sự nghiệp của họ hay liều lĩnh đầu tư vào những thị trường chưa được kiểm chứng để tìm kiếm thị phần và lợi nhuận.

Hãy cùng xem xét một vài ví dụ dưới đây:

Với dòng sản phẩm Galaxy, Samsung đã có trong tay một “iPhone killer” thực sự – mục tiêu mà rất nhiều hãng khác cũng hướng đến nhưng đều thất bại cay đắng. Những thành công mà Galaxy đạt được đã sánh ngang (nếu không muốn nói là bắt đầu nhỉnh hơn) iPhone của Apple, nhưng trong khi chúng ta nhìn nhận Apple như một biểu tượng của tinh thần khởi nghiệp, Samsung chỉ là một (trong rất nhiều) tập đoàn lớn.

Nhiều tập đoàn lớn phương Tây – bao gồm những gã khổng lồ như GE, IBM hay P&G – cũng thường xuyên tự thay đổi chính mình và đã cho ra đời nhiều sản phẩm tuyệt vời (tất nhiên đôi khi cũng phải chịu những thất bại đau đớn và tốn kém). IBM đã đi vào lịch sử nhờ giai đoạn chuyển đổi thành môt công ty dịch vụ trong những năm 90 dưới thời CEO Lou Gerstner. Gần đây hơn, Netflix đã quyết định tập trung hơn vào video streaming thay vì cố bám lấy dịch vụ cho thuê DVD qua thư đã lỗi thời.

Nhiều nhân vật chính trị cấp cao đã tranh thủ thời kì tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước của Liên Xô cũ trong những năm 90 để làm giàu một cách nhanh chóng thông qua nắm giữ cổ phần trong các công ty khai thác tài nguyên (có thể bằng cả những cách mờ ám). Mặc dù không phải là cách minh bạch, nó cũng cho thấy một ví dụ tiêu biểu cho khả năng nắm bắt cơ hội cùng lòng nhiệt huyết kinh doanh tuyệt vời.

Trong những ví dụ này, chúng ta luôn thấy bóng dáng của những doanh nhân, kỹ sư hay những nhà hoạch định chiến lược tài ba – những người nhìn ra và nắm bắt được cơ hội, những con người không ngần ngại tiến hành những bước đi táo bạo, vượt qua vô số trở ngại trên đường đi, đồng thời cũng biết tận dụng lợi thế từ hoàn cảnh lịch sử hay đặc điểm của môi trường xung quanh để tìm kiếm và đảm bảo thành công.

Vậy nên rõ ràng, “tinh thần khởi nghiệp” không chỉ như những gì nhiều người tưởng tượng khi nghe về anh chàng sinh viên Mark Zuckerberg ngồi “tu” tại phòng ký túc xá của mình, rồi biến nó thành một công ty trị giá nhiều tỉ đô chỉ sau 18 tháng. Đó còn là khi nhóm R&D của công ty nọ phát minh ra một sản phẩm mới, khi đội ngũ kinh doanh tìm ra một cách mới đột phá nhằm tăng thị phần và lợi nhuận, hay khi CEO quyết định từ bỏ mô hình kinh doanh cũ để áp dụng phương pháp mới hiệu quả hơn.

Reid Hoffman trong cuốn Startup of You đã lập luận rằng mỗi con người đều có “startup” tại chính bản thân mình. Quan điểm này đã đơn giản hóa ý niệm kinh doanh, đưa nó về đơn vị cơ bản nhất – bản thân mỗi chúng ta. Nếu xem xét mỗi cá nhân như một hàng hóa kinh tế, thì chúng ta đang không ngừng tìm cách duy trì và nâng cao giá trị của “hàng hóa” đó (chính bản thân chúng ta) thông qua các khoản đầu tư có thời hạn và mang tính chiến lược – đi học để tích lũy kiến thức, đi thực tập nhằm nâng vao kỹ năng và kinh nghiệm thực tế… Việc bạn muốn tối đa hóa lương hay thưởng của mình chính là hành động nhằm tăng tỷ lệ hoàn vốn (ROI) cho những khoản đầu tư vào chính bản thân mình trước đây. Nếu có những khoản đầu tư đúng đắn, giá trị của bạn tăng lên, khi đó bạn sẽ được thuê, hay tự khởi tạo một công việc với mức thu nhập hậu hĩnh (nói cách khác, “hàng hóa” này mang lại một chỉ số Price/Earning hấp hẫn).
Dù bạn có đang làm việc tại một tập đoàn khổng lồ hay một startup còn chưa có tên tuổi, thì bạn cũng đang không ngừng phấn đấu để tăng thêm giá trị, để giải quyết vấn đề – đó cũng chính là điều cốt lõi của tinh thần khởi nghiệp. Khác biệt duy nhất giữa một startup với một tập đoàn lớn chính là, về mặt nguyên tắc, startup sẵn sàng mạo hiểm, “được ăn cả, ngã về không”, trong khi “khởi nghiệp” trong tập đoàn lớn chấp nhận ít rủi ro hơn, đổi lại phần thưởng cũng hạn chế hơn (tương tự như sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu vậy). Tuy vậy ý kiến này cũng không chính xác hoàn toàn, vì trong thực tế, các startup thường phải một mình đối mặt với hiểm nguy, nhưng cuối cùng phần lớn lợi nhuận lại chui vào túi các VC thay vì quay lại với các thành viên trong nhóm. Trong khi đó, các tập đoàn lớn được hưởng lợi lớn từ giá cổ phiếu sau mỗi sản phẩm thành công, đồng thời vẫn có thể được một phần lớn rủi ro.
Xem xét cả hai mặt của vấn đề, tôi cho rằng mấu chốt của vấn đề là luôn tiếp cận mọi thứ bằng tư duy khởi nghiệp – dù bạn đang ở trong những tập đoàn lừng lẫy hay một startup vô danh. Đánh giá và cân nhắc những lợi thế cũng như mục tiêu của bạn, kết hợp với những tính toán cẩn thận về chi phí cơ hội cũng như những rủi ro có thể gặp phải, từ đó xác định được mô hình phù hợp nhất cho mình.

Cuối cùng, như những gì Reid Hoffman đã nói, startup của bạn là chính bạn. Entrepreneurship is a state of mind – Khởi nghiệp chỉ là một trạng thái tinh thần !

Cường Nguyễn
Theo Technori/Westar

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Phần Mềm Quản Lý Khách Sạn

Phần mềm Quản Lý Khách sạn Vsoft HMS.net – Giải pháp phát triển bởi chuyên gia trong lĩnh vực Quản lý khách sạn & Resort.

Vsoft HMS.net là một giải pháp phần mềm tích hợp phục vụ cho nhu cầu của hầu hết các chức năng của một khách sạn. Vsoft HMS.net theo dõi và quản lý đặt phòng tối ưu. Chỉ cần một click chuột, phần mềm Vsoft HMS.net sẽ cho bạn biết ai trú ở phòng nào và khi nào.

Công tác Quản lý Khách Sạn và Phần mềm Quản lý Khách Sạn (HMS) đều quy về về việc quản lý các mối quan hệ giữa khách sạn của bạn với khách hàng của bạn, bao gồm cả khách hàng tiềm năng. Phần mềm Quản lý Khách Sạn Vsoft HMS.net kết hợp quy trình, con người và công nghệ để đạt được một mục tiêu duy nhất: nhận được và giữ khách hàng và làm hài lòng họ.

  • Tích hợp được với module FnB cho Nhà hàng – Quầy Bar
  • Liên kết được với tổng đài điện thoại để tính cước cuộc gọi đi.
  • Có thể liên kết với module Quản lý tài sản Vsoft EAM.net để tối ưu hóa quy trình quản lý.

Quản Lý Chuỗi kinh doanh

Đối với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, Vsoft cung cấp giải pháp quản lý chuỗi để thống nhất và tập trung dữ liệu về server trung tâm, cho phép người quản lý kiểm soát chặt chẽ dữ liệu của tất cả chi nhánh.

Xem báo cáo trực tuyến

Với gói tùy chọn Web Report, bạn thật sự an tâm khi có thể theo dõi tất cả các hoạt động kinh doanh từ xa.

PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH SẠN Vsoft HMS.net

Bạn sẽ hài lòng khi sử dụng phần mềm phù hợp!

>> Tải bản dùng thử miễn phí Download tại đây

>> Hãy gọi 093 884 65 99 để được tư vấn miễn phí


Phần mềm quản lý khách sạn


VsoftCorp Copywrite


Được tạo bởi Blogger.